Mục lục
Các đặc điểm chính của cây hoa ngũ sắc
- Ngoài tên cây hoa ngũ sắc hay còn có tên gọi là cây trâm ổi, cây bông ổi. Là loài cây thân gỗ mềm và nhỏ. Cây mọc theo dạng bụi và có chiều cao trung bình khoảng 1 mét đến 2 mét. Thân cây có nhiều nốt sần được phủ bởi lớp da màng trắng. Khi còn non thân cây có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu khi trưởng thành.
- Lá của cây hoa ngũ sắc có hình bông ổi trái xoan, mọc đối nhau. Lá nhọn về phần đầu còn phần cuống tròn hoặc hình trái tim. Lá có màu xanh đậm. Mép lá có răng cưa và mặt dưới có nhiều lông.
- Mỗi bông hoa ngũ sắc bao gồm 4 cánh hoa tạo ra thành hình tròn lõm ở giữa. Chúng kết thành từng chùm mọc trên đỉnh, nhiều màu sắc. Màu hoa ngũ sắc rất đặc biệt, chúng thường chuyển từ màu này sang màu khác. Từ màu vàng sang màu cam và sau đó chuyển thành màu đỏ. Cũng chính bởi vậy mà loài hoa này được đặt với cái tên là “hoa ngũ sắc”.

- Cây nở quanh năm. Khi khí hậu khắc nghiệt thì hoa càng nở rực rỡ. Đến tháng 4 – tháng 9 cây sẽ kết quả. Quả hoa ngũ sắc có dạng hình cầu, vỏ cứng và xù xì. Khi chín chúng có màu đen. Trong quả hoa ngũ sắc có chứa 1 – 2 hạt cứng.
Mua bán các loại cây hoa ngũ sắc
Congtycayxanhvietnam.com chúng tôi cung cấp, mua bán sỉ lẻ cây hoa ngũ sắc với đủ màu và kích cỡ, cũng như hình thái.






Nếu có nhu cầu về cây hoa ngũ sắc, vui lòng liên hệ 035.935.1393 để được tư vấn miễn phí!
Ý nghĩa và ứng dụng của cây hoa ngũ sắc
- Thân cây khá cứng, cành lá nhiều nên có thể cắt tỉa làm cây bonsai. Những chậu hoa ngũ sắc bonsai thường được trưng bày trước hiên nhà hoặc hành lang ban công.
- Hình ảnh bông hoa với nhiều màu sắc hòa hợp (ngũ sắc) là biểu tượng cho sự dung hòa và cân bằng trong cuộc sống. Tặng cây hoa ngũ sắc cho bạn bè người thân mang ý nghĩa trân trọng những gì mình đang có và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

- Với đặc điểm hoa sai nhiều và hoa nở quanh năm nên hoa ngũ sắc thường được trồng làm tiểu cảnh trang trí sân vườn, trồng hàng dài thành hàng rào hoặc trồng thành bụi to làm điểm nhấn.
- Hoa ngũ sắc rủ còn được trồng trong chậu treo trang trí trước hiên nhà, ban công sân thượng trong không gian nhỏ gia đình hoặc các quán cafe, vừa làm đẹp cho nhà, vừa tránh nắng nóng.

Cách trồng cây trâm ổi ra nhiều hoa
- Hoa ngũ sắc là giống cây ưa nắng gió. Ta nên trồng cây ở những nơi có đủ ánh sáng, có nền đất cao, có khả năng thoát nước tốt.
- Cây giống hoa ngũ sắc có 2 loại là loại thân đứng và loại thân bò (thân rủ). Loại thân gỗ thẳng được trồng trong chậu tạo dáng làm cây tree 1 thân.
- Không nên trồng cây hoa ngũ sắc giống ở những nơi quá ẩm thấp vì cây còn yếu có thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm bệnh.
- Khi trồng hoa ngũ sắc bạn nên làm đất tơi xốp bằng cách cho thêm cát mịn hoặc trộn thêm xơ dừa vào đất để tăng khả năng thoát nước cho cây. Nếu trồng bằng đất thịt, khả năng thoát nước kém thì nên giảm lượng nước tưới cho cây.
- Cây có tán lá dày và rộng, hoa nở nhiều nên cần chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu trồng trong chậu thì cần bón phân thường xuyên sau mỗi đợt hoa nở, thay đất mỗi năm 1 lần cho cây.
Cách tạo dáng bonsai cho cây hoa ngũ sắc
- Cây hoa ngũ sắc được các nghệ nhân ưa chuộng để tạo dáng bonsai bởi cây thường có bộ gốc xù xì, cành lá dày và có hoa nở quanh năm. Loại cây ngũ sắc được chọn là cây lâu năm, cây có thân to, vỏ thân xù xì.
- Sau khi chọn được phôi cây bonsai phù hợp, ta cắt ngang thân để thu gọn dáng cây, ngâm gốc hoa trong nước khoảng 30 phút rồi vùi gốc cây vào cát để ở nơi thoáng mát, tưới nước vừa đủ ẩm.
- Sau khoảng 30 ngày các mầm nhỏ sẽ mọc lên, đợi các nhánh mầm này lớn lên ta sẽ tiến hành ghép các loại ngũ sắc có màu hoa đẹp vào để tạo thành dáng cây hoa ngũ sắc bonsai có màu sắc hoa như ý muốn.
- Cuối cùng, đợi các cành đó đủ lớn sẽ tiến hành uốn cành, tạo tán phù hợp và cắt tỉa dáng cây theo sở thích.
Hướng dẫn chăm sóc cây hoa ngũ sắc đúng cách
- Điều kiện ánh sáng: Cây hoa ngũ sắc rất ưa nắng và phát triển ngoài tự nhiên rất tốt, khi cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ánh sáng cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm.
- Chế độ tưới tiêu: Nếu đất có khả năng thoát nước tốt thì có thể tưới thoải mái, tránh tưới nhiều quá làm rễ cây bị thối hỏng (nhất là khi trồng cây trong chậu).
- Phân bón: Các loại cây hoa cảnh trồng trong chậu không nên sử dụng phân vô cơ vì sẽ làm cho cây bị xót và teo rễ, lâu dần cây sẽ bị héo. Muốn cây luôn xanh tốt, khi trồng nên sử dụng phân chuồng hoặc phân ủ hoai mục để bón cho cây. Khi bón cần xới đất ở thành chậu lên, rải đều xung quanh chậu trung bình mỗi tháng 1 lần.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Một yếu tố thuận lợi khi trồng và chăm sóc loài hoa này là cây rất ít khi bị sâu bệnh, thỉnh thoảng chỉ bị nhện đỏ gây bệnh vào mùa hè. Nếu thấy hiện tượng trên cần dùng thuốc đặc trị theo hướng dẫn sử dụng hoặc có thể dùng Dicofol 40% pha với khoảng 1000 lần nước để phun. Khi phun, dùng dụng cụ vòi hoa sen phun nhẹ lên lá, tránh tưới vào hoa vì chúng rất mỏng manh, dễ bị dập nát.
- Cắt tỉa cành lá: Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc để cây hoa có khả năng hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây. Không nên cắt tỉa lá nhiều bởi đây sẽ là nguyên nhân làm cho cây bị yếu, không có sức hồi phục.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Hoa Ngũ Sắc – Cây Trâm Ổi”