Mục lục
Bán cây Nguyệt Quế
Cây nguyệt quế là loại cây có hoa thơm nở kéo dài vào mùa hè nên thường được trồng quanh nhà, khuôn viên vừa tạo cảnh quan xanh đẹp vừa mang lại mùi hương thơm dễ chịu.
Vườn chúng tôi bán các loại cây nguyệt quế giống, nguyệt quế cổ thụ, bonsai, 1 thân.
Đặc điểm cây nguyệt quế
Thân: Cây hoa nguyệt quế thuộc loại thân gỗ, chiều cao trung bình từ 4- 7m. Thân cây có màu nâu, nhiều nhánh nhỏ.
Lá: Lá của cây hoa nguyệt quế màu xanh nhẵn bóng, lá mọc nhiều hình bầu và có đầu nhọn
Hoa: Hoa nguyệt quế màu trắng, có mùi thơm nhẹ nhàng. Hoa mọc thành các cụm lớn chừng khoảng 5 – 7 bông. Hoa có 5 cánh, cánh nở bung ra để lộ nhị và nhụy, trông rất cuốn hút. Hoa thường xuất hiện sau những trận mưa lớn, nhất là nở vào thời điểm cuối mùa xuân và đầu mùa hè.
Quả: Quả của cây nguyệt quế có dạng hình tròn hoặc hình trứng mọng nước, nhiều thịt và múi. Như bao loại quả khác, quả nguyệt quế khi non có màu xanh, khi chín có màu đỏ.
Cây nguyệt quế có mấy loại ?
Cây Nguyệt Quế Hy Lạp: Là một loại cây bụi có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, được trồng từ thời La Mã. Lá hình trứng hẹp, nhiều lông, dài tới 10cm, được sử dụng phổ biến như một loại gia vị trong nấu ăn. Nguyệt quế Hy Lạp có hoa nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc thành từng chùm nhỏ dày ở đầu cành và thường nở vào mùa xuân. Quả Nguyệt Quế Hy Lạp mọng màu tím đen, bóng trên thân cây.
Cây Nguyệt Quế Việt Nam: Đặc điểm nhận biết rõ nhất là những chiếc lá màu xanh bóng, hình bầu dục. Khác với hoa Nguyệt Quế Hy Lạp, Hoa Nguyệt Quế Việt Nam lại là màu trắng, có mùi thơm như hoa cam và hoa quýt. Quả cây Nguyệt Quế Việt Nam màu đỏ, dài khoảng 1cm.
Hiện nay, ở Việt Nam phổ biến 3 loại cây nguyệt quế chính là:
Cây Nguyệt Quế lá lớn:
Cây Nguyệt Quế lá nhỏ:
Cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn:
Trong đó, cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn là loài cây có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao. Còn Cây Nguyệt Quế lá lớn được ưa chuộng làm cây trồng thành những hàng viền phổ biến ở nước ta tại các hàng rào khu đô thị, công trình, khách sạn, bệnh viện,…
Ý nghĩa của cây hoa nguyệt quế
Nguyệt quế là cái tên biểu hiện cho sự vinh quang, chiến thắng. Thể hiện cho sự chiến thắng luôn bùng cháy sức mạnh, niềm tin và sự chiến đấu. Do đó, cây được sử dụng để đan thành những vòng nguyệt quế để trao tặng cho những người giành giải chiến thắng trong các cuộc thi.
Nhiều gia đình còn trồng cây Nguyệt Quế trước nhà, hương thơm tạo cảm giác thư giãn cho không gian nhà và đem lại nhiều luồng khí tích cực.
Một vài lưu ý khi trồng cây nguyệt quế:
Đất Trồng: Đất trồng thích hợp cho cây nguyệt quế nên là loại đất thịt pha, khả năng thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7.
Công thức trộn đất trồng cây nguyệt quế là: đất phù sa + mùn trấu + xơ dừa + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1
Phân Bón: Bón phân định kỳ theo chu kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây từng đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
Bón 5-10 gam phân NPK 20-20-15
Khoảng từ 15-20 gam nếu bón phân Dynamic
Trong giai đoạn cây đang phát triển, cần bón phân KaLi để cho cây cứng cáp
Phun phân bón lá
- Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau thời gian cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Xen kẽ vào đó là dung dịch Chitosan phun kích thích
- Thời kỳ sau khi thay chậu hoặc cắt tỉa cành lá: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Khoảng 15 đến 20 ngày cần phun kích thích sinh trưởng cho cây bằng dung dịch Chitosan, pha cao hơn nòng độ cho phép trên bao bì khoảng 10 đến 15%.
Nếu chịu khó chăm sóc, thì chắc chắn bạn sẽ có được những cây nguyệt quế sai hoa nở thơm nức không gian nhà.
Nước và độ ẩm: Cây hoa nguyệt quế ưa ẩm nên cần tưới nhiều nước.
Ánh sáng: Cây nguyệt quế không ưa ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, thích hợp cường độ ánh sáng nhẹ vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối.
Các loại bệnh thường gặp ở cây Nguyệt Quế
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế thường mắc một số loại bệnh sau:
- Bệnh vàng lá: Là bệnh do rầy cánh gây ra. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy cắt bỏ những thân, cành bị bệnh. Sử dụng ong ký sinh, bọ rùa,.. để diệt trừ rầy. Còn gặp trường hợp nặng, bạn có thể sử dụng thuốc Confidor và Admire 050EC để diệt rầy.
- Bệnh loét: là bệnh do một loại vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra cho cây. Bạn hãy cắt bỏ những cành bị bệnh và phun các loại thuốc như Copperzinc hay Kasuran BTN cho cây.
- Bệnh thối gốc chảy nhựa: Bạn hãy cạo sạch vị trí bị nhiễm bệnh và bôi dung dịch thuốc tím 1% vào để trừ nấm thối gốc.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế nhanh ra hoa
Để kích thích cây cây nguyệt quế nhanh ra hoa, bạn chỉ cần cắt tỉa lá cành cho gọn, ngưng tưới nước từ 5 -7 ngày. Sau đó, cây sẽ bắt đầu đâm chồi và nở nụ hoa. Cứ mỗi đợt cây rộ nụ hoa, nên bón thêm phân Trùn Quế hoặc Kali và tưới nước đủ ẩm mỗi ngày.
Các phương pháp nhân giống cây nguyệt quế
Để trồng và nhân giống cây hoa Nguyệt Quế thường có 4 phương pháp phổ biến là:
- Gieo hạt
- Giâm cành
- Chiết cành: nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, chọn cành không quá già cũng không quá non để cây giống phát triển tốt.
- Ghép mắt: nên lựa gốc cây không bị dị dạng và sâu bệnh để ghép mọc thẳng.
Một số cây hoa có mùi thơm khác:
Tác giả: Đinh Lan Anh
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây nguyệt quế”